Bán hàng trực tuyến có làm suy vong chuỗi cửa hàng bán lẻ?

Chia sẻ quan điểm
20/08/2021

Nhiều người cho rằng chuỗi bán lẻ đang chết dần và được thay thế bởi hoạt động bán hàng trực tuyến (online). Bây giờ khách hàng có thể đặt mua rất nhiều thứ, thậm chí trái cây qua Shopee, Tiki, Amazon, Alibaba,... và mua sắm trực tuyến thuận tiện hơn nhiều so với việc phải đi đến các cửa hàng hoặc trung tâm mua sắm. Vì thế nhiều người cho rằng mô hình cửa hàng truyền thống đã là ký ức của ngày hôm qua, nhưng sự thật có hẳn là như vậy?

Theo Cục điều tra dân số Mỹ, doanh số bán lẻ của nước này đã tăng 0,2% trong năm ngoái và doanh số bán hàng trực tuyến tăng 11,5%. Điều này cũng dễ hiểu, đơn giản là vì sự tiện lợi trong việc đặt hàng chỉ với một cú nhấp chuột, với rất nhiều tùy chọn có sẵn. Thực tế, công dân thế hệ số dành rất nhiều thời gian đăng nhập trên trên mạng xã hội và sự gia tăng của các quảng cáo được nhắm mục tiêu, vì thế khiến cho người dùng dễ dàng tìm thấy những thứ mà họ đã không chủ đích tìm kiếm.

Đúng là thương mại điện tử và dịch vụ mua bán online đang phát triển rất mạnh trong vài năm trở lại đây nhưng không vì thế mà thương mại điện tử chiếm thế thượng phong. Chúng ta có thể thấy Shopee, Tiki đã đổ rất nhiều tiền vào thị trường Việt Nam, song họ cũng đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với mô hình bán lẻ truyền thống.

Vì thế, trước khi chúng ta có thể tuyên bố rằng bán lẻ thực sự đang chết, có rất nhiều cửa hàng truyền thống đang định hình lại phương án kinh doanh để đảm bảo sự sinh tồn. Khó có thể khái niệm hoá về tương lai chỉ bằng công nghệ số, nắm bắt được điều này, các chuỗi cửa hàng đang đưa ra các chiến lược mới và cải tiến để thích ứng. Chúng ta có thể suy nghĩ theo một số cách sau đây:

 

1. Tập trung vào trải nghiệm

Các cửa hàng sẽ phải mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thực có cảm xúc. Như việc tạo ra một chú gấu Teddy xinh xắn, người ta sẽ chú trọng tới sự sáng tạo và cách thức thể hiện sự sáng tạo đó qua hình thức của một con thú nhồi bông. Điều này làm cho nó thú vị hơn đáng kể so với việc đặt hàng trực tuyến. Đây cũng là lý do tại sao họ có thể tính phí nhiều hơn.

Ví dụ như Shiroi Koibito, một thương hiệu bánh kết hợp giữa cookie và sô cô la trắng, đã rất thành công và được xem như là món quà lưu niệm số 1 nước Nhật đối với du khách thế giới. Họ đã tích hợp nhà máy, khu bảo tàng, phòng cafe và khu vườn tuyết thành một tổ hợp trải nghiệm cho du khách khi đến Hokkaido.

Món quà lưu niệm số 1 của nước Nhật

 Shiroi Koibito - món quà lưu niệm số 1 nước Nhật đối với du khách thế giới

Tổ hợp trải nghiệm tuyệt vời Shiroi Koibito mang đến cho khách hàng

Hoặc Woolrich, một thương hiệu quần áo châu Âu, gần đây đã mở một cửa hàng trải nghiệm ở Milan, Ý, gồm một khu vực phòng khách để thư giãn, uống một tách espresso và một khu vườn mùa đông. Khi những trải nghiệm như thế tạo ra sự truyền miệng và thu hút được thêm khách hàng mới thì doanh số bán lẻ tăng lên. Nếu cửa hàng bán lẻ có thể tăng sự kết hợp các sản phẩm với những trải nghiệm, thì doanh số càng được cải thiện.

Khu vườn mùa đông tạo cảm giác thư giãn và tăng trải nghiệm cho khách hàng của Woolrich Milano

 

2. Khuyến khích mọi người rời khỏi nhà

Mặc dù yêu thích sự thuận tiện, nhưng rất ít người thích ở trong nhà cả ngày, nhưng với rất nhiều lựa chọn giải trí, phải có điều gì đó thật sự hấp dẫn về địa điểm bán lẻ của bạn khiến họ muốn đến. Yonah Ghermezian và gia đình đang khai trương Trung tâm thương mại American Dream trị giá 6 tỷ USD ở New Jersey, và tầm nhìn của họ bao gồm công viên nước và công viên giải trí, bể cá, đài phun nước, chương trình ánh sáng, sân trượt băng và bể tạo sóng trong nhà.

Đó là một bước vượt ra ngoài trải nghiệm bán lẻ mà chúng ta đã quen thuộc. Ghermezian đã nhận xét rằng chìa khóa trong kinh doanh là biết mọi người muốn được giải trí và tạo ra một trải nghiệm thú vị và giải trí đến mức khiến họ cảm thấy chán gấy với không gian bị bó hẹp bởi bốn bức tường vô cảm.

 

3. Bán lẻ mang lại cảm giác yên tâm đối với sản phẩm được lựa chọn

Cuối cùng, hãy nhớ rằng có một số mặt hàng mà khách hàng muốn nhìn bằng mắt và chạm bằng tay trước khi mua. Quay trở lại ví dụ về mua trái cây, nhiều người sẽ luôn thích tự chọn sản phẩm tại cửa hàng bán trái cây thân quen hơn là đặt hàng, giống như nhiều người thích thử quần áo hơn là tin vào kích thước (S-M-L) khi đặt mua trực tuyến.

American Dream Mall của Ghermezian có kế hoạch xây dựng các cửa hàng bán lẻ được tích hợp trải nghiệm thực tế gia tăng và gương kỹ thuật số cho phép khách hàng thử một số trang phục và được ghi lại khi họ xoay 360 độ để so sánh . Khách hàng thậm chí sẽ có thể gửi các số đo cho gia đình của họ để phản hồi thông qua tin nhắn hoặc mạng xã hội để đưa ra quyết định mua hàng.

Miễn là khách hàng có sở thích cụ thể, chắc chắn sẽ luôn luôn như vậy, họ sẽ cần trải nghiệm bán lẻ trực tiếp. Hãy yên tâm rằng bán lẻ sẽ không bao giờ chết vì khách hàng luôn muốn kiểm soát đối với những gì họ mua và miễn là các cửa hàng bán lẻ biết kết hợp các khía cạnh trải nghiệm mới, khiến khách hàng tò mò.

Trong thời điểm dịch Covid, có lẽ giải pháp bán hàng trực tuyến là tối ưu nhưng không phải là vĩnh cửu. Do vậy các chuỗi bán lẻ cần chuẩn bị các phương án trải nghiệm mới để thu hút khách hàng trở lại ngay khi đại dịch qua đi, vì đây là là thời điểm tốt nhất khi khách hàng đã chán gấy với thiết bị điện tử sau mấy tháng bị giam cầm trong bốn bức tường vô cảm.

Hoàng Hà Mr.Kool

Thong ke