Sự khác nhau giữa Marketing và Branding là gì?

Brand Marketing
30/07/2021

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ việc phát triển sản phẩm, phát triển thương hiệu đang có sự chuyển dịch vô cùng mạnh mẽ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về hai công việc đó là Marketing và Branding.

Hai khái niệm Marketing và Branding

Thứ nhất, Marketing là quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng, có thể hiểu theo nghĩa tiếng Việt là tiếp thị – hay tiếp cận thị trường. Tập trung vào khách hàng, một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp, mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó.

su-khac-nhau-giua-marketing-va-branding-la-gi

Hai khái niệm Marketing và Branding

Còn Branding là gì? Trước tiên chúng ta cần lý giải thuật ngữ Brand – thương hiệu. Thương hiệu là một thứ vô hình, đó là “những gì người khác nghĩ về bạn”. Một thương hiệu mạnh chỉ đại diện cho một thứ duy nhất, và luôn tập trung vào thứ đó. Một thương hiệu mạnh sẽ tạo ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng, khiến họ luôn muốn trải nghiệm các sản phẩm của thương hiệu đó.

Nói chung, Branding là hoạt động xây dựng thương hiệu, là tổng hợp các bước hành động cụ thể để giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu phát triển. Nếu được thực hiện đúng, branding sẽ là hệ thống các yếu tố hình ảnh, ngôn ngữ, trải nghiệm của khách hàng để kết hợp lại với nhau góp phần tạo nên một khối cảm xúc về thương hiệu.

Về mặt khái niệm, hai hoạt động này tương đối độc lập và khác nhau rõ rệt về mặt bản chất công việc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một số người ngoài nghành hoặc không tìm hiểu kĩ cũng rất có thể nhầm lẫn hai khái niệm này.

Khác biệt cơ bản giữa Marketing và Branding – những điều cần nhớ

Như đã nói ở trên, Marketing được sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến với khách hàng thì Branding được sử dụng để định hình thương hiệu của bạn, giúp khách hàng hiểu được doanh nghiệp của bạn là ai.

Chính vì vậy, đối với Marketing và Branding, bạn cần có những chiến lược riêng cho cả hai bởi vì chúng phục vụ những mục tiêu khác nhau và cho ra những kết quả khác nhau.

Muốn hiểu rõ về sự khác biệt cơ bản giữa Marketing và Branding, mọi người cần nắm được những ý sau:

Về mục đích

  • Marketing là để thu hút sự chú ý của khách hàng còn Branding là để giữ chân khách hàng ở lại:

Nói cho dễ hiểu, Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra sức ảnh hưởng và thu hút được sự chú ý của khách hàng, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nhưng khi thu hút được sự chú ý của khách hàng rồi thì doanh nghiệp của bạn vẫn cần một thứ để níu chân họ ở lại – chính là Branding.

  • Marketing giúp tạo ra doanh thu còn Branding giúp tạo ra độ nhận diện và lòng trung thành khách hàng:

Mấu chốt của hầu hết chiến lược Marketing như SEO, Content Marketing hay quảng cáo đều nhằm mục đích tạo ra kết quả và những kết quả này chủ yếu liên quan tới doanh thu. Tuy nhiên với Branding thì điều này sẽ có chút khác biệt vì nó nhắm tới kết quả dài hạn.

Nó sẽ là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp xây dựng nhận diện thương hiệu, tạo ra những cảm xúc tích cực cho thương hiệu, tạo dựng được lòng trung thành với khách hàng. Nếu xét về lâu về dài thì tất cả những lợi ích này đều sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.

Về thời gian

  • Branding được ưu tiên trước, sau đó mới tới Marketing:

Lý do rất đơn giản: Bạn không thể quảng bá sản phẩm cho một thương hiệu còn chưa tồn tại. Bạn cần tập trung vào Branding đầu tiên, đặt ra và trả lời những câu hỏi lớn: Thương hiệu bạn là gì? Thương hiệu của bạn mang tới thị trường cái gì? Giá trị cốt lõi của bạn là gì?

Từ đó bạn mới hiểu được doanh nghiệp, hiểu được khách hàng và quan trọng là hiểu được cách để kết nối với khách hàng của mình. Từ đó bạn sẽ xây dựng được một chiến lược Marketing phù hợp và đưa nó vào thực tiễn

su-khac-nhau-giua-marketing-va-branding-la-gi2

 

  • Một chiến lược Marketing sẽ có thời gian nhất định còn Branding thì tồn tại vĩnh viễn:

Bất kì một chiến lược Marketing nào bạn đang sử dụng đều có tính chất tạm thời, mỗi chiến lược Marketing sẽ có thời điểm bắt đầu và kết thúc rõ ràng.

Với Branding thì đây là một việc lâu dài, bởi dù bạn làm gì, bạn cũng sẽ luôn phải thực hiện việc định hình doanh nghiệp, đồng thời vun đắp và xây dựng mối quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng của mình.

Ngoài ra, ảnh hưởng của Branding lên đội ngũ nhân sự của bạn cũng nhiều như ảnh hưởng đến khách hàng. Điều này giống như việc bạn cần khách hàng tin tưởng vào thương hiệu của mình để có thể bán được hàng thì nó cũng tương tự với chính nhân sự trong công ty.

Khi bạn xây dựng một thương hiệu mà nhân viên của bạn cũng có niềm tin vào đó, chắc chắn họ sẽ làm việc và cống hiến hết mình vào kết quả công việc. Họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, tự thúc đẩy bản thân để đưa ra những ý tưởng tốt nhất và  tâm huyết đóng góp cho sự phát triển của công ty.

Tổng kết lại, doanh nghiệp cần nắm rõ khác biệt cơ bản giữa Marketing và Branding. Nhưng tựu chung, chúng đều là những công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển và tạo được chỗ đứng trong thị trường. Vậy nên hãy nhớ kết hợp chúng một cách hợp lý để có thể phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Thong ke