Những điều cần biết về Brand Marketing

Brand Marketing
30/07/2021

Sự thành công của các chiến dịch marketing lan truyền phần lớn phụ thuộc vào những người truyền bá thông điệp đến người khác. Việc nhận được thông điệp quảng cáo từ một người bạn thay vì nguồn thương mại có thể làm giảm sức đề kháng đối với thông điệp thương mại và khiến mọi người dễ tiếp nhận nội dung quảng cáo hơn. Vậy việc làm thế nào để phát triển thương hiệu của doanh nghiệp lên, hãy cùng tìm hiểu về Brand Marketing nhé. 

Sự thành công của các chiến dịch marketing lan truyền phần lớn phụ thuộc vào những người truyền bá thông điệp đến người khác. Việc nhận được thông điệp quảng cáo từ một người bạn thay vì nguồn thương mại có thể làm giảm sức đề kháng đối với thông điệp thương mại và khiến mọi người dễ tiếp nhận nội dung quảng cáo hơn. Vậy việc làm thế nào để phát triển thương hiệu của doanh nghiệp lên, hãy cùng tìm hiểu về Brand Marketing nhé. 

Brand Marketing là gì?

Brand là quá trình tạo ra một cái tên, hình ảnh cho sản phẩm của người tiêu dùng với những dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên trên những bề mặt bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu sẽ thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Brand Marketing là gì?

Marketing là một dạng thức giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng với mục tiêu bán được sản phẩm và dịch vụ cho họ. Giúp khách hàng hiểu và cảm nhận được giá trị của các sản phẩm, dịch vụ là một phương diện chìa khóa của Marketing.

Brand Marketing là khuynh hướng chủ yếu của marketing hiện nay. Khiến cho một thương hiệu có giá trị và uy tín tăng cao hơn, ngày càng được người dùng biết tới nhiều hơn.

Nếu như trước đây các chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm tới sản phẩm với những chiến lược xoay quanh vòng đời sản phẩm. Thì ngày nay họ luôn chú trọng vào việc đẩy nhanh thương hiệu để cho khách hàng nhanh nhận diện và biết tới mình hơn. 

Tầm quan trọng của Brand Marketing

Brand Marketing nó đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp, logo, khẩu hiệu dễ nhận biết hoặc đánh dấu sự cộng tác của công ty với đối tác. 

  • Thu hút được khách hàng: Nếu doanh nghiệp có thương hiệu tốt người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn, yên tâm và mong muốn được dùng sản phẩm hàng hóa hay là dịch vụ của doanh nghiệp đó. 

 

  • Tăng cường sự tin tưởng: Nó tạo được lòng tin, uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng thông qua các chiến dịch truyền thông, Brand Marketing mà doanh nghiệp triển khai. 
  • Dễ thu hút các nhà đầu tư: Khi đã có một thương hiệu nổi tiếng thì các nhà đầu tư sẽ không e ngại đổ vốn vào doanh nghiệp, đối tác của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh. 
  • Cạnh tranh với đối thủ: Mỗi một thương hiệu cần phải thật đặc trưng, độc đáo nhất, thương hiệu tốt sẽ giúp bạn vượt xa hơn đối thủ cạnh tranh. Luôn triển khai các chiến lược Marketing truyền thông thương hiệu hiệu quả. 

Các bước chiến dịch Brand Marketing

Các bước chiến dịch Brand Marketing

Bước 1: Nhận diện người dùng

Phương pháp này giúp xác định nhóm đối tượng cụ thể để hướng đến khách hàng, những kỹ năng để nắm rõ ở đây:

  • Thấu hiểu được người dùng: Phải nắm rõ các thông tin của khách hàng ở mọi mặt như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa điểm, thu nhập)
  • Phân khúc khách hàng:  Lựa chọn những nhóm đối tượng thật tiềm năng, sắp xếp thứ tự ưu tiên khả năng hiệu quả hơn.
  • Tìm hiểu về Insight: Cần phải nắm kỹ về Insight, bởi nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thay đổi liên tục, chính vì thế mà các thương hiệu cũng phải biết nắm bắt kịp nhanh. 

Nhận diện người dùng

Bước 2: Lên chiến lược Brand Marketing

Đây là bước quan trọng nhất trong chiến dịch Brand thương hiệu. Nên cần phải xác định các chiến lược thương hiệu cụ thể:

  • Định vị thương hiệu: Cần phải dựa trên insight tốt.
  • Tạo danh mục thương hiệu: Cần xác định các thương hiệu  nắm giữ các vai trò chiến lược ra sao để thực hiện Brand thương hiệu. 
  • Đặt mục tiêu: Từ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xác định mục tiêu Marketing thương hiệu để có thể kiểm chứng hiệu quả của chiến dịch Brand Marketing. 

Bước 3: Thực hiện

Sau khi đi lên chiến dịch hoạch định rõ ràng, thì hãy triển khai những việc chính như phát triển sản phẩm, quảng cáo, nhận diện thương hiệu.

  • Phát triển thương hiệu: Chạy những sản phẩm mới cho ra mới, hoặc sản phẩm đang theo xu hướng của thị trường. 
  • Quảng cáo: Có chức năng mang các thông tin & thông điệp về thương hiệu đến với người dùng, thông qua các kênh truyền thông với mục đích tăng khả năng nhận diện của thương hiệu.
  • Nhận diện thương hiệu: Tạo hiệu ứng để cho khách hàng biết tới mình nhiều hơn. 

Bước 4: Kêu gọi hỗ trợ và kiểm định kết quả

Sau mỗi chiến dịch chúng ta cần phải đưa ra những định hướng rõ ràng, xem kết quả chiến dịch có tốt hay không.

Branding tạo dựng lòng trung thành từ khách hàng, sẽ cần Marketing xúc tiến cho từng sản phẩm, dịch vụ hoặc nhóm sản phẩm, dịch vụ riêng biệt để gây dựng lòng tin nơi khách hàng, tạo các cơ hội để người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm, nắm bắt được tâm lí khách hàng, và cần PR làm việc với các cơ quan truyền thông để người tiêu dùng biết đến sự xuất hiện của sản phẩm trên thị trường, cũng như tạo tiếng vang xung quanh từ những người có ảnh hưởng để tăng thêm danh tiếng cho sản phẩm và thương hiệu

Trên đây là những kiến thức cho những ai đang tìm hiểu về Brand Marketing. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về Brand Marketing

Thong ke